Trả lời Thanh Niênngày 13.10,ìsaotiếnđộxâydựngsânbayPhanThiếtvẫnrấtchậthien ha bet j77 một lãnh đạo Sở GTVT Bình Thuận cho biết một số thủ tục đất đai liên quan đến dự án sân bay Phan Thiết vẫn rất chậm, đặc biệt là thủ tục giải phóng mặt bằng.
Sở GTVT Bình Thuận cho biết đã có thông báo thu hồi đất (30 bộ hồ sơ với 135.400 m2 đất) nhưng mới xem xét tính pháp lý được 9 bộ hồ sơ. Riêng H.Hàm Thuận Bắc đã thực hiện bàn giao mặt bằng (31 hộ dân với 67.000 m2 đất). Ở H.Bắc Bình, có 10/12 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng với diện tích 75.900 m2.
Ngoài ra, việc di dời các trụ điện cao thế ảnh hưởng đến tĩnh không của sân bay, hỗ trợ các hộ dân ảnh hưởng bởi hành lang tuyến đường điện vẫn chưa hoàn thành các thủ tục đền bù. Tiến độ hoàn thành các công việc hiện nay vẫn rất chậm.
Theo Sở GTVT Bình Thuận, khó khăn đầu tiên hiện nay là công tác thẩm định giá đất ở các huyện chưa được trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Riêng tại TP.Phan Thiết có 7 hộ dân bị thu hồi đất, còn lại một phần, nếu thu hồi sẽ không có đường vào để sản xuất, canh tác nên đang kiến nghị Bộ Quốc phòng chừa đường để người dân đi vào phần đất còn lại của mình. Tại H.Hàm Thuận Bắc, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng hành lang lưới điện không đồng ý cho thu hồi đất trước.
Cá biệt ở H.Bắc Bình, dù cán bộ cơ quan đền bù giải tỏa mời nhiều lần, thậm chí đến tận nhà nhưng ông N.H.B (trú ở P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết) vẫn không chịu ký biên bản bàn giao đất giải phóng mặt bằng cho sân bay. Một chủ đất khác là bà L.T.T.T trú ở P.Mai Dịch, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội bị thu hồi 43,7 m2với số tiền đền bù 2,2 tỉ đồng. Cơ quan đền bù giải tỏa mời nhiều lần để đền bù, thu hồi lại 43,7 m2đất nhưng chủ đất này không đến. Ngoài ra còn 2 hộ dân ở H.Bắc Bình mua đất giấy tay không liên hệ được để giải quyết thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng.
Sở GTVT Bình Thuận kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các huyện và TP.Phan Thiết trong thời gian tới cần khẩn trương hoàn chỉnh công việc giải phóng mặt bằng và bàn giao đất để các đơn vị của Bộ Quốc phòng thi công đài dẫn bay, đường giao thông… Sở NN-PTNT Bình Thuận được đề nghị sớm tổng hợp, thẩm định kết quả điều tra hiện trạng rừng để trình HĐND tỉnh thông qua các thủ tục tiếp theo.
Đối với các hạng mục hàng không dân dụng theo hình thức hợp đồng BOT, UBND tỉnh Bình Thuận đã có tờ trình Hội đồng thẩm định liên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư (từ sân bay cấp 4C lên cấp 4E).
Riêng việc chấm dứt nhà đầu tư (BOT dân dụng) và tìm nhà đầu tư mới thay thế, UBND tỉnh Bình Thuận vẫn đang thực hiện các chỉ đạo theo văn bản của Văn phòng Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan liên quan. Do vậy đến nay vẫn chưa tìm được nhà đầu tư BOT thay thế nhà đầu tư cũ là Công ty cổ phần Rạng Đông trong các gói thầu dân dụng xây dựng sân bay Phan Thiết.
Riêng các hạng mục quân sự do Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư, thời gian qua các đơn vị của quân đội đã thi công đường băng cất, hạ cánh và đường lăn, sân đậu máy bay. Riêng các đài quân sự, đài dẫn bay hiện vẫn chưa thi công do địa phương chưa bàn giao mặt bằng.
Sân bay Phan Thiết khởi công từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn trong tình trạng chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân. Dự kiến đến cuối năm 2024, sân bay Phan Thiết sẽ cơ bản hoàn thành các hạng mục chính.